Hotline: 0262 3852 678

PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ - CÔNG TÁC SINH VIÊN

 

     1. Chức năng

     Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác sinh viên tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức cán bộ, bao gồm: cơ cấu tổ chức; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quản lý VC-NLĐ; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với VC-NLĐ, sinh viên, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác chính trị, tư tưởng, công tác sinh viên theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), các bộ, ngành liên quan, của địa phương và các quy định của nhà trường.

     2. Nhiệm vụ

     2.1. Công tác tổ chức      

- Căn cứ nhu cầu và thực tiễn của trường để lập đề án thành lập hoặc giải thể, sáp nhập các đơn vị, đảm bảo bộ máy gọn, hiệu quả, thích ứng với cơ chế;

- Kiện toàn tổ chức bộ máy trong trường;

- Tham mưu thành lập Hội đồng trường, Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn (nếu có);

- Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; Quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc trường;

- Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo, của Tỉnh liên quan đến công tác tổ chức cán bộ để cụ thể hoá các văn bản và các quy định của cấp trên cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường;

- Tăng cường cải tiến công tác tổ chức quản lý, cải cách thủ tục hành chính để nhà trường hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

     2.2. Công tác cán bộ

- Hằng năm, rà soát, quy hoạch, quy hoạch bổ sung, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý theo quy định;

- Tham mưu lãnh đạo trường sắp xếp, bố trí, điều động, điều chuyển, thuyên chuyển VC-NLĐ theo yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường;

- Xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức hằng năm;

- Lập kế hoạch chỉ tiêu biên chế hằng năm;

- Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ VC-NLĐ theo định kỳ và đột xuất;

- Theo dõi, quản lý lao động đối với VC-NLĐ;

- Quản lý nhân sự, hồ sơ, lý lịch, bảo hiểm xã hội, cập nhật, bổ sung hồ sơ, lý lịch viên chức theo quy định, tổ chức làm thẻ cho VC-NLĐ;

- Quản lý công tác đánh giá xếp loại VC-NLĐ hằng năm;

- Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hằng năm theo quy định.

     2.3. Chế độ chính sách

- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với VC-NLĐ theo quy định hiện hành;

- Xét nâng lương thường xuyên, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp ưu đãi, nâng lương trước thời hạn đối với VC-NLĐ;

- Xét hết hạn tập sự, đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch và chuyển xếp lương theo ngạch, bậc cho viên chức;

- Thực hiện chế độ nghỉ lao động hưởng bảo hiểm xã hội đối với VC-NLĐ;

- Tổ chức xét, đề nghị thay đổi chức danh nghề nghiệp, đăng ký dự thi chuyển ngạch, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; xét, đề nghị phong tặng các danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân;

- Lập hồ sơ để xét kỷ luật đối với VC-NLĐ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật và quy định của nhà trường (nếu có);

- Thực hiện các chế độ: thôi việc, thai sản, phụ cấp độc hại, phụ cấp nghề, bảo hộ lao động, tai nạn lao động, ốm đau ngắn, dài ngày cho VC-NLĐ;

- Theo dõi, quản lý các loại hình lao động trong nhà trường.

     2.4. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ

- Tham mưu Hiệu trưởng về kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ;

- Lập kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ hằng năm;

- Tổng kết công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Lập danh sách hồ sơ và có kế hoạch theo dõi quản lý các đối tượng cá biệt;

- Tổ chức xác minh, thẩm tra kịp thời khi phát hiện có nghi vấn hoặc có hành vi cố ý làm trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết cấp trên và của nhà trường;

- Phối hợp với các đơn vị trong trường, chính quyền địa phương và các cơ quan an ninh để làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Giúp cấp ủy và Hiệu trưởng xác minh lý lịch, nhận xét đánh giá VC-NLĐ theo quy định.

    2.5. Công tác chính trị, tư tưởng

- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ, hội, các sự kiện liên quan đến nhà trường. Xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với VC-NLĐ, sinh viên; nắm bắt tình hình tư tưởng của VC-NLĐ, người học;

- Phối hợp với Đảng ủy, Bộ môn chung tổ chức các lớp học tập Nghị quyết của Đảng, các buổi sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự cho VC-NLĐ, sinh viên. Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân HSSV” vào đầu khóa học, giữa khóa, cuối khóa học;

- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến VC-NLĐ, sinh viên;

- Quản lý, trả lời và phối hợp với các đơn vị có liên quan trả lời nội dung trong mục diễn đàn sinh viên trên trang website của nhà trường;

- Phối hợp tổ chức cho VC-NLĐ, sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác theo quy định;

- Phối hợp theo dõi công tác phát triển Đảng trong VC-NLĐ, sinh viên;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước.

     2.6. Công tác thi đua, khen thưởng

- Tổng hợp, tham mưu, trình Hiệu trưởng và Hội đồng thi đua trường về kế hoạch, chương trình, hành động, phát động, theo dõi phong trào thi đua;

- Là Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, hoàn chỉnh hồ sơ, văn bản thi đua, khen thưởng hằng năm, đề nghị cấp trên, Hiệu trưởng công nhận các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân theo quy định.

     2.7. Công tác sinh viên

a) Công tác tổ chức, hành chính

- Là đơn vị đầu mối tổ chức công tác tiếp nhận sinh viên nhập học: kiểm tra, thu, nhận và quản lý hồ sơ sinh viên; nhập dữ liệu hồ sơ sinh viên vào phần mềm quản lý; cấp mã số sinh viên;

- Làm thẻ cho sinh viên; phối hợp với phòng Hành chính - Quản trị làm thẻ Thư viện cho sinh viên;

- Ban hành các quyết định: vào trường, ra trường, chuyển trường, chuyển đi, nghỉ học tạm thời, buộc thôi học, cập nhật về số liệu sinh viên;

- Ký xác nhận hồ sơ, lý lịch và các loại giấy tờ liên quan đến sinh viên;

- Quản lý các hoạt động của câu lạc bộ của sinh viên.

    b) Quản lý các hoạt động học tập, rèn luyện

- Phối hợp với các khoa theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại cuối mỗi học kỳ, năm học, khoá học;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp sinh viên vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế đào tạo và quy chế công tác sinh viên. Tham mưu nhà trường về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên theo quy định;

- Phối hợp quản lý, điều hành, theo dõi công tác sinh viên của khoa.

     c) Công tác thực hiện các chế độ chính sách

- Tham mưu Hiệu trưởng trong việc thực hiện hồ sơ chế độ học bổng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí học tập, khuyến khích học tập đối với sinh viên, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời về chế độ chính sách theo đúng quy định;

- Trực tiếp quản lý và tham mưu nhà trường phân phối các nguồn học bổng tài trợ từ các tổ chức và cá nhân cho sinh viên theo quy định của nhà trường và yêu cầu hợp lý của nhà tài trợ;

- Tạo điều kiện giúp đỡ các đối tượng sinh viên: con mồ côi, tàn tật, diện chính sách, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Tổ chức cho sinh viên tham gia các loại hình bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế…, giải quyết quyền lợi cho các đối tượng bị ốm đau, tai nạn rủi ro…;

- Tham mưu Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khám sức khoẻ để tuyển chọn sinh viên có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ vào học theo quy định.

     d) Công tác an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội

- Chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến sinh viên;

- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn sinh viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định của nhà trường.

     e) Công tác quản lý sinh viên nội trú

Tham mưu Hiệu trưởng tổ chức, hoạt động của ký túc xá và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phục vụ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.

 - Xây dựng nội quy, các quy định về nề nếp, kỷ cương, nếp sống văn hoá và các công tác khác tại khu nội trú;

- Bố trí chỗ ở cho sinh viên ở ký túc xá theo quy định;

- Quản lý toàn diện người ở trong khu nội trú về hồ sơ, sinh hoạt, đôn đốc thực hiện và đánh giá việc chấp hành nội quy nội trú. Nắm vững và báo cáo nhà trường về tình hình người ở;

- Xây dựng cơ chế, các phương án để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong Khu nội trú, nắm bắt, kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm nội quy ký túc xá. Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý các vụ việc xảy ra trong khu nội trú hoặc các vụ việc liên quan đến người ở tại khu nội trú;

- Tổ chức và duy trì nề nếp tại khu nội trú với phương châm xây dựng khu Nội trú  “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện”;

- Tổ chức các hoạt động sinh viên tự quản tại ký túc xá nhằm duy trì việc thực hiện nội quy, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, bảo đảm để sinh viên nội trú thực hiện đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ của sinh viên;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh cho người ở ký túc xá trong các ngày lễ, tết.

- Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của trạm điện, các tủ điện, hệ thống giếng khoan, trạm bơm, giữ hoạt động ổn định;

- Thường xuyên kiểm tra điện, nước và lên phương án sửa chữa kịp thời;

- Nhân rộng mô hình điểm sinh viên nội trú.

     f) Công tác quản lý sinh viên ngoại trú

- Chủ trì việc quản lý sinh viên ở ngoại trú theo quy định;

- Định kỳ tổ chức giao ban với công an và chính quyền địa phương sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.

     g) Phối hợp với các đơn vị quản lý, theo dõi đội ngũ Cố vấn học tập.

     3. Quản lý Tổ: Ký túc xá sinh viên

Thực hiện các nhiệm vụ khi Hội đồng trường yêu cầu và các nhiệm vụ khác của nhà trường khi được Hiệu trưởng giao.